Trong các cấu trúc mạng cáp quang hiện nay, sự ra đời của Bộ chia quang Splitter góp phần giúp người dùng khai thác tối đa hiệu suất của mạch mạng quang. Khi nhắc đến Splitter, ta thường nghe thấy những câu nói như ” Spliiter là một thiết bị rất quan trọng trong mạng PON”. Hoặc đơn giản hơn là “Khái niệm về bộ chia quang Splitter”. Vậy bạn đã hiểu chính xác về khái niệm cũng như công dụng chủ Bộ chia tách quang chưa? Hoặc có những loại Bộ chia tách quang nào? Hãy cũng Viễn Thông Hà Nội giải đáp những thắc mắc này nhé!
Bộ chia quang Splitter là gì?
Bộ chia quang Splitter hay còn gọi là Bộ tách quang, bộ tách sợi hoặc bộ tách chùm. Chúng là một thiết bị phân phối năng lượng quang học thụ động có thể tách một chùm ánh sáng tới thành hai hoặc nhiều chùm ánh sáng và ngược lại. Gồm 1 đầu vào và nhiều đầu ra. Bộ chia quang đã đóng một vai trò quan trọng trong các mạng quang thụ động (như EPON, GPON, BPON, FTTX, FTTH, v.v.). Bằng cách cho phép một giao diện PON duy nhất được chia sẻ giữa nhiều thuê bao.
Splitter mang đến cho người sử dụng rất nhiều lợi ích về tốc độ và tính ổn đinh trong đường truyền. Thuận tiện trong việc thi công nhờ thiết kế nhỏ gọn. Rất dễ dàng cho việc lắp đặt, di chuyển cũng như sửa chữa. Ngoài ra với các sản phẩm bộ chia quang Splitter, người sử dụng cũng hạn chế được rất nhiều về chi phí trong việc phát triển và mở rộng hệ thống mạng.
Các loại Splitter đang được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: Bộ chia quang Splitter 1×4, Bộ chia quang Splitter 1×8, Bộ chia quang Splitter 1×16, Bộ chia quang Splitter 1×32, Bộ chia quang Splitter 1×64… Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
Bộ chia tách quang Splitter hoạt động như thế nào?
Bộ chia quang Splitter có nguyên lý hoạt động đơn giản. Với 1 đầu truyền gồm 1 sợi quang truyền dữ liệu qua một bộ chia nhỏ, dạng hình chữ nhật dẹt. Và qua đó sẽ phân chia tín hiệu đồng đều cho các cổng ra.
Nói chung, khi tín hiệu ánh sáng truyền trong một sợi quang đơn mode, năng lượng ánh sáng không thể tập trung hoàn toàn vào lõi sợi quang. Một lượng nhỏ năng lượng sẽ được lan truyền qua lớp vỏ của sợi quang. Điều đó có nghĩa là, nếu hai sợi quang gần nhau, ánh sáng truyền trong sợi quang này có thể đi vào sợi quang khác. Do đó, kỹ thuật phân bổ lại tín hiệu quang có thể truyền được trong nhiều sợi, đó là cách bộ chia tách sợi quang ra đời.
Nói một cách cụ thể, bộ tách quang có thể tách 1 chùm ánh sáng thành nhiều chùm ánh sáng theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ như cấu hình phân tách 1×4 được trình bày bên dưới là cấu trúc cơ bản: tách một chùm ánh sáng tới từ một cáp quang đầu vào duy nhất thành bốn chùm ánh sáng. Và truyền chúng qua bốn đầu cáp quang đầu ra riêng lẻ. Chẳng hạn, nếu cáp quang đầu vào mang băng thông 1000Mbps, mỗi người dùng ở cuối cáp quang đầu ra có thể sử dụng mạng với băng thông 250Mbps.
Ở Việt Nam, một số đơn vị cung cấp mạng viễn thông như : Viettel, FPT, VPNT… Khi ứng dụng bộ chia quang Splitter có thể thay đổi tốc độ các đường là khác nhau tùy theo nhu cầu và gói đăng kí của khách hàng.
Ứng dụng của Bộ chia tách quang
- Bộ chia tách quang được ứng dụng trong các phương tiện truyền thông quang
- Sử dụng cho bộ cảm biến quang, bộ điều phối quang
- Bộ chia quang Splitter còn được dùng để test cáp quang
- Ứng dụng trong hệ thống CATV
- Hệ thống truyền hình quang
- Bộ khuyếch đại quang
Phân loại các bộ chia quang Splitter
1. Phân loại theo phương tiện truyền dẫn
Phân loại theo các phương tiện truyền dẫn khác nhau, bộ chia quang splitter được chia làm 2 loại là Bộ chia quang đơn mode và Bộ chia quang đa mode.
+ Bộ chia quang Splitter đa mode (Multimode): sợi quang được tối ưu hóa hoạt động với bước sóng 850nm và 1310nm. Loại splitter này dùng 2 bước sóng để làm việc.
+ Bộ chia quang Splitter đơn mode (Singlemode): sợi quang được tối ưu hóa hoạt động với bước sóng 1310nm và 1550nm. Loại splitter này dùng 1 bước sóng để làm việc.
2. Phân loại theo Kỹ thuật sản xuất
Phân loại theo kỹ thuật sản xuất thì Bộ chia quang Splitter cũng được phân thành 2 loại: Bộ chia quang PLC và bộ chia quang FBT
+ Bộ chia quang Splitter FBT dựa trên công nghệ truyền thống để hàn nhiều sợi quang với nhau từ mặt bên của sợi. Phương pháp sản xuất này có chi phí thấp hơn.
+ Bộ chia quang Splitter PLC dựa trên công nghệ mạch ánh sáng phẳng. Có nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau, bao gồm 1×4, 1×8, 1×16, 1×32, 1×64… Và có thể được chia thành nhiều loại. Chẳng hạn như bộ chia PLC trần, bộ chia PLC không khối, bộ chia ABS, bộ chia hộp LGX, bộ chia PLC dạng quạt, bộ chia PLC loại plug-in mini….
Dưới đây là Bảng so sánh 2 loại Splitter PLC và FBT:
Thông số | Bộ chia PLC | Bộ chia FBT |
Bước sóng | 1260nm-1650nm (đầy đủ bước sóng) | 850nm, 1310nm, 1490nm và 1550nm |
Tỷ lệ chia | Tỷ lệ bộ chia có thể được tùy chỉnh | Tỷ lệ bộ chia có thể được tùy chỉnh |
Hiệu suất | Tốt cho mọi sự phân tách, mức độ tin cậy và ổn định cao | Lên đến 1:8 (có thể lớn hơn với tỷ lệ thất bại cao hơn) |
Input/Output | Một hoặc hai đầu vào với đầu ra tối đa là 64 sợi | Một hoặc hai đầu vào với đầu ra tối đa là 32 sợi |
Housing | Bare, Blockless, ABS module, LGX Box, Mini Plug-in Type, 1U Rack Mount | Mô-đun trần, Blockless, ABS module |
Lựa chọn PLC hay FBT? Làm thế nào để chọn bộ chia quang Splitter phù hợp
Khi đang băn khoăn không biết lựa chọn loại Bộ chia quang Splitter nào cho phù hợp. Lựa chọn PLC hay FBT? Thì bạn có thể tham khảo một vài những yêu cầu sau đây để chọn ra Splitter phù hợp:
– Suy hao chèn: Đề cập đến dB của mỗi đầu ra so với suy hao quang học đầu vào. Thông thường, giá trị suy hao chèn càng nhỏ thì hiệu suất của bộ tách càng tốt.
– Suy hao phản hồi: Còn được gọi là suy hao phản xạ. Đề cập đến suy hao công suất của tín hiệu quang. Được phản hồi hoặc phản xạ do sự gián đoạn trong sợi quang hoặc đường truyền. Thông thường, suy hao phản hồi càng lớn thì càng tốt.
– Tỷ lệ phân chia: Được định nghĩa là công suất đầu ra của cổng đầu ra bộ chia trong ứng dụng hệ thống. Có liên quan đến bước sóng của ánh sáng truyền qua.
Bên cạnh đó, tính đồng nhất, tính định hướng và suy hao phân cực PDL cũng là những thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của bộ tách chùm tia.
Tóm tắt chung:
Đối với các lựa chọn cụ thể, Bộ chia FBT và PLC là hai lựa chọn chính cho phần lớn người dùng. Sự khác biệt giữa bộ chia quang FBT so với bộ chia quang PLC thường nằm ở bước sóng hoạt động, tỷ lệ tách, độ suy giảm không đối xứng trên mỗi nhánh, tỷ lệ lỗi…. Nói một cách đơn giản, bộ tách FBT được coi là một giải pháp hiệu quả về chi phí. Bộ chia PLC có tính linh hoạt tốt, độ ổn định cao, tỷ lệ lỗi thấp và phạm vi nhiệt độ rộng hơn có thể được sử dụng trong các ứng dụng mật độ cao.
Về chi phí: Chi phí của bộ chia PLC thường cao hơn bộ chia FBT do công nghệ sản xuất phức tạp. Đối với hệ thống truyền bước sóng đơn hoặc kép, bộ tách FBT chắc chắn có thể tiết kiệm chi phí hơn. Đối với hệ thống truyền dẫn băng thông rộng PON, bộ tách PLC là lựa chọn tốt hơn khi xem xét các nhu cầu giám sát và mở rộng trong tương lai.
Kết luận: Bộ chia quang Splitter cho phép tín hiệu trên sợi quang được phân phối giữa hai hoặc nhiều sợi quang. Đây là một thiết bị không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các mạng cáp quang. Đặc biệt là mạng thụ động PON. Do đó, việc chọn bộ chia tách sợi quang để tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng quang học là chìa khóa để phát triển kiến trúc mạng sẽ tồn tại lâu dài trong tương lai.
Pingback: Top 50 Ý nghĩa của splutter trong tiếng Anh 2023 - KingSEO