Cách bố trí thiết bị trong tủ rack. Xác định mục đích, sơ đồ, cách kết nối. vận hành tủ rack. Làm sao để kết nối tủ rack Nhanh Nhất và khoa học nhất, thẩm mỹ
Tủ rack thường chứa rất nhiều thiết bị bên trong như: nguồn điện, máy chủ, ups, thiết bị chuyển mạch (switch), thiết bị chống sét, cable…Vậy Bố trí thiết bị trong tủ rack sao cho hợp lý giúp thuận tiện cho việc đấu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc vận hành, bảo dưỡng cũng như đảm bảo các vấn đề an toàn. Sơ đồ tủ rack (rack diagram) là một công cụ đắc lực giúp người dùng dễ dàng bố trí, sắp xếp các thiết bị bên trong tủ. Người làm thiết kế M&E chắc cũng đã quá quen thuộc với các khái niệm như: sơ đồ nguyên lý hệ thống mạng dữ liệu, CCTV, mạng điện thoại…thì giờ đây khi thiết kế lựa chọn tủ rack cho các thiết bị điện nhẹ và các thiết bị mạng nói chung sẽ có thêm một khái niệm mới đó là: Rack Diagram.
Cách bố trí thiết bị trong tủ rack
1-Rack diagram là gì?
Rack Diagram (tên gọi là: sơ đồ tủ rack) là một bản vẽ cho thấy việc tổ chức các thiết bị cụ thể bên trong tủ rack. Nó thể hiển thị mặt đứng phía trước và phía sau một cách trực quan cho người sử dụng
2-Tại sao cần sơ đồ tủ rack?
Rack digram có vai trò cực kỳ quan trọng khi lựa chọn thiết bị hoặc tủ rack để mua, vì chúng được hỗ trợ vẽ theo tỷ lệ nhất định và có thể giúp xác định chính xác kích thước tủ rack cần sử dụng. Ngoài ra, một sơ đồ tủ rack còn cho phép tạo thiết kế sắp xếp các thiết bị để chúng có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
3-Làm thế nào vẽ sơ đồ bố trí thiết bị trong tủ rack (rack diagram)?
Việc lắp đặt thiết bị trong tủ rack mà không có bản vẽ thiết kế thiết bị trước có thể gây ra các sự cố dễ gặp phải như: thiếu không gian lắp đặt thiết bị, lựa chọn kích thước tủ rack quá lớn hoặc quá nhỏ, không đảm bảo không quan đi cáp, Không hiệu quả trong việc tỏa nhiệt…vẽ rack diagram có thể giúp lên kế hoạch và sắp xếp việc lắp đặt các thiết bị sao cho phù hợp nhất.
Có rất nhiều cách để vẽ sơ đồ tủ rack. Quý vị có thể sử dụng phần mềm autocad và download các thư viện cad của các thiết bị từ nhà cung cấp. Tuy nhiên phương pháp này quý vị phải chú ý tới tỉ lệ các thiết bị sẽ sử dụng trong tủ rack.
Ngoài ra hiện nay cũng có một phần mềm vẽ sơ đồ tủ rack chuyên dụng, nổi bật nhất như SmartDraw. Phần mềm này cung cấp sẵn các thư viện giúp người sử dụng có thể dễ dàng chỉnh sửa và tùy chỉnh theo ý muốn của mình. Từ thư viện có sẵn, phần mềm cho phép người dùng có thể thiết kế tủ rack của mình với rất nhiều thiết bị khác như: máy chủ, hệ thống quản lý cáp, UPS…
Hiện tại, phần mềm vẽ tủ rack SmartDraw có 2 phiên bản: Online và Offline. Tuy nhiên, với phiên bản online người sử dụng phải trả phí hoặc sử dụng dưới dạng trail trong 7 ngày. Quý vị có thể truy cập trực tiếp vào trang chủ của Smart Draw để trải nghiệm.
3.1-Xác định mục đích sử dụng tủ rack
Tùy theo mục đích sử dụng mà tủ rack sẽ chia theo các loại khác nhau tùy vào chức năng như: tủ rack mạng (network rack), tủ rack máy chủ (server rack), tủ rack chứa các thiết bị khác nguồn điện, thiết bị camera, tổng đài điện thoại hay hệ thống âm thanh công cộng. Xác định được đúng mục đích sử dụng tủ rack là bước quan trọng và cần thiết để có thể lập một danh sách của thiết bị cũng như người dùng có thể dễ dàng trong việc tra cứu các kích thước liên quan, tham khảo một số thông tin liên quan như như công suất tiêu thụ, trọng lượng tủ rack, giải pháp tản nhiệt…
3.2-Quy đổi đơn vị
Như Quý vị đã biết, kích thước tủ rack thông thường không được biểu thị qua cm hay m mà sử dụng đơn vị tủ rack – rack unit (RU). Nếu đang vẽ sơ đồ rack của mình, Quý vị sẽ cần phải biết kích thước của mỗi thành phần và chuyển đổi nó sang đơn vị RU để phân bố không gian trong tủ sao cho hợp lý. Thường các kích thước này có thể hiện đầy đủ trong catalogue thiết bị.
Nếu sử dụng phần mềm vẽ tủ rack chuyên dụng, Quý vị có thể dễ dàng tìm trong thư viện của phần mềm các biểu tượng tương ứng được định dạng sẵn cho các thành phần hay được sử dụng trong tủ rack nhất như máy chủ, patch panels, switches…
3.3-Vẽ khung tủ rack
Sau khi đã lên danh sách các thiết bị cần bố trí trong tủ rack và kích thước các thiết bị, công việc đầu tiên xác định kích thước chiều rộng, chiều sâu của khung tủ rack trước. Lưu ý các thiết bị sử dụng và khung tủ rack phải được vẽ theo cùng tỉ lệ.
3.4-Kích thước điển hình của các thiết bị IT và non-IT
Bên dưới là kích thước điển hình của một số thiết bị IT và non-IT được sử dụng phổ biến nhất. Lưu ý đây chỉ là kích thước điển hình phổ biến nhất của các thiết bị IT trên thị trường hiện nay, để chính xác hơn Quý vị nên tham khảo kích thước thiết bị trong catalogue của nhà sản xuất.
•Switch mạng:
Loại switch thường được sử dụng phổ biến nhất là switch 8/16/24/48 port. Phần lớn các switch được sản xuất có chiều cao khoảng 44mm nên không gian cần thiết để lắp đặt các switch nên là 1U.
•Patch panel:
Patch panel là một bảng cắm, nhờ đó, hệ thống dây dẫn sẽ được sắp xếp gọn gàng hơn so với việc cắm trực tiếp tới thiết bị trong hệ thống mạng, đồng thời cũng hỗ trợ người sử dụng trong việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng. Giống như switch, patch panel cũng có các loại 8/16/24/48 port. Các patch panel 8/16/24 port thường có kích thước tiêu chuẩn là 1U. Trong khi đó patch panel 48 port lại có kích thước gấp đôi loại thông thường (2U).
•Thiết bị phân phối nguồn cho tủ rack (PDU rack mount):
Thanh nguồn tủ rack (thanh nguồn PDU) có chức năng chính cấp nguồn cho tủ rack. Ngoài ra, một số thiết bị còn được tích hợp thêm các tính năng như: đo đạc điện năng tiêu thụ và giám sát trạng thái nguồn…Các thanh PDU cũng được thiết kế để dễ dàng lắp đặt trong tủ rack 19 inch. PDU được phân chia thành các loại phổ biến như: PDU 1 pha, 3 pha, PDU loại cấp nguồn cơ bản, PDU loại cấp nguồn có hỗ trợ chức năng giám sát nguồn, cho phép bật, tắt hoặc khởi động lại các thiết bị chạy trên dòng điện AC/DC từ xa thông qua hệ thống mạng LAN.
Các thanh nguồn PDU thường có 2 kiểu lắp đặt là đứng hoặc ngang. Đối với thanh nguồn tủ rack lắp đặt ngang, tùy theo số lượng ổ cắm trên thanh nguồn kích thương thanh nguồn có thể từ 1 đến 2 U.
•Hộp phối quang ODF:
Với các sản phẩm hộp phối quang ODF thông thường trên thị trường hiện nay, với chiều cao 1U có thể gắn 24 adapter loại SC, ST, FC hoặc 48 adapter loại LC. Hộp phối quang với chiều cao 2U có thể gắn số lượng gấp đôi loại 1 U (48 adapter loại SC, ST, FC hay 96 adapter loại LC).
3.5-Sắp xếp thiết bị vào trong tủ rack
Đặt các thiết bị theo danh sách đã có vào trong tủ rack. Quý vị nên đặt nhãn cho từng thiết bị để dễ dàng cho việc theo dõi trong quá trình sắp xếp. Bắt đầu đặt thiết bị trên tủ rack ở vị trí phù hợp và sắp xếp cho đến khi đạt được layout mong muốn theo nhu cầu sử dụng của mình.
Các thiết bị có trọng lượng lớn quý vị nên để xuống cuối cùng của tủ. Các thiết bị sẽ được truy cập thường xuyên, chẳng hạn như patch panels nên đặt vị trí xung quanh tầm mắt để dễ dàng có thể thấy được. Điều này sẽ giúp việc thao tác, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng luôn được thuận tiện và dễ dàng.
3.6-Lưu ý đến không gian cho phần Cable Management
Đừng quên để thêm không gian cho raceway hay máng cáp. Điều này rất quan trọng khi lắp đặt nhiều tủ rack liền kề nhau. Phần không gian chết ở phía trên tủ rack thường là nơi tốt cho phần quản lý cáp cũng như đi cáp.
Mặc dù vậy, việc bố trí các thiết bị trong tủ rack vẫn là vấn đề rất khó, đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm mà cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận. Tốt hơn hết, quý vị nên nhờ chuyên gia tư trong quá trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống vào tủ rack. Công ty Cổ phần Viễn Thông HN với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mạng sẽ mang tới cho quý vị không chỉ những sản phẩm tốt nhất với giá thành vô cùng cạnh tranh mà còn mang tới những giải pháp tối ưu nhất với nhu cầu, cơ sở hạ tầng của Quý vị. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.